Các rạn san hô tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương nhưng lại có 25% số sinh vật biển sống ở đó. Các rạn san hô đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ bờ biển và là ngôi nhà cho các mảng hệ sinh thái. Chúng còn hỗ trợ mối quan hệ cộng sinh (cùng có lợi) giữa các sinh vật trong thế giới tự nhiên.
NHỮNG ” KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI” DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG – DẤU ẤN VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VỐN CÓ
Rạn san hô là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh chúng ta. Trong thế giới đại dương, rạn san hô giống như những thành phố thu nhỏ của các loài sinh vật biển, là nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho khoảng 4.000 loài cá, 800 loài san hô và hàng trăm sinh vật biển khác.
Tuy nhiên, san hô rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tác động của môi trường. Hoạt động của con người cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của rạn san hô.
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với san hô chính là hiện tượng tẩy trắng san hô. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ nước biển bề mặt tăng lên ảnh hưởng tới sự sống của tảo zooxanthellae cộng sinh với san hô. Quá trình acid hóa đại dương cũng khiến san hô khó có thể hình thành khung xương calcium carbonate. Nếu quá trình acid hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn, những cấu trúc xương đã hình thành của các rạn san hô cũng có thể bị phá vỡ.
Ngoài ra, tác động trực tiếp gây suy thoái rạn san hô là hoạt động của con người như: khai thác san hô, đánh bắt hải sản quá mức, du lịch, san lấp, nạo vét,… ở những vùng biển có rạn san hô. Các tác nhân này còn làm giảm khả năng thích ứng, chống chịu của san hô với các tác động do biến đổi khí hậu. Nạn phá rừng cũng làm xói mòn đất, nước mang đất ra biển và tạo thành trầm tích bao phủ lên các rạn san hô.
NAMASTE PHÚ QUỐC – TỔ HỢP VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN BIỂN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
ĐẶT VÉ NGAY:
Inbox Namaste: m.me/namastephuquoc
Điện thoại Hotline: 0297 282 8888